4 cách để có ý tưởng đột phá hơn 10 lần hiện tại - Bán Thiết Bị Điện

4 cách để có ý tưởng đột phá hơn 10 lần hiện tại - Bán Thiết Bị Điện

4 cách để có ý tưởng đột phá hơn 10 lần hiện tại - Bán Thiết Bị Điện

4 cách để có ý tưởng đột phá hơn 10 lần hiện tại - Bán Thiết Bị Điện

4 cách để có ý tưởng đột phá hơn 10 lần hiện tại - Bán Thiết Bị Điện
4 cách để có ý tưởng đột phá hơn 10 lần hiện tại - Bán Thiết Bị Điện

4 cách để có ý tưởng đột phá hơn 10 lần hiện tại

Đột phá luôn là vấn đề khó với tất cả loại hình công ty. Làm sao doanh nghiệp có thể tìm ra điều gì đó lớn và có ý nghĩa hơn? Điều gì đang cản trở sự sáng tạo? Tại sao ít công ty không đạt được điều Google gọi là "tư duy 10x", tức các ý tưởng dẫn đến các cải tiến gấp 10 lần, thay vì chỉ cải thiện 10%.

Chúng ta không quên rằng mọi người từng nghĩ bay lên mặt trăng là không thể, công nghệ chụp ảnh lấy liền là hoang đường, và tên lửa không gian có thể tái sử dụng là điên rồ. Sau đó, John F. Kennedy đã thúc Mỹ chạy đua vào không gian, Edwin Land tạo ra chiếc máy ảnh Polaroid, và Elon Musk thành lập SpaceX.

Các giới hạn thật sự đối với những ý tưởng 10x là những thành kiến làm sai lệch nhận thức và ngăn chúng ta nhận ra các khả năng. Khoa học về nhận thức bắt đầu phá bỏ những thành kiến đó và những cách mà chúng ta cho là phi lý. 

Khi cân nhắc các phương hướng thực hiện, hầu hết chúng ta đều rơi vào bẫy nhận thức, được các nhà nghiên cứu gọi là tìm kiếm cục bộ. Cụ thể như: thành kiến sẵn có, xu hướng nhận định dữ liệu có sẵn thành dữ liệu đại diện; thành kiến về sự quen thuộc, xu hướng đánh giá quá cao những gì chúng ta biết; và thiên kiến xác nhận, xu hướng tìm kiếm những thông tin mới chứng minh cho niềm tin hiện có.

Kết quả là chúng ta chỉ thấy các cơ hội liên quan đến hiện trạng, chứ không nhận ra các cơ hội có giá trị hơn. Vì vậy, những gợi ý sau là nhằm chia sẻ vài cách thức giúp các công ty vượt qua những cái bẫy đó. 

Dùng khoa học viễn tưởng

Robot thám hiểm Curiosity của NASA trên sao  Hỏa. Ảnh đồ họa: NASA

Robot thám hiểm Curiosity của NASA trên sao Hỏa. Ảnh đồ họa: NASA

Khoa học viễn tưởng giúp trí não chúng ta du hành thời gian và cho phép chúng ta mơ về tương lai. "Khoa học viễn tưởng có thể đem đến một loại lạc quan tích cực... Không phải ma thuật. Khoa học viễn tưởng chỉ mang lại nguồn cảm hứng và sau đó bạn lập ra kế hoạch nghiêm chỉnh và thực hiện nó", Phil Libin, Cựu giám đốc điều hành của Evernote nói.

Hãy xem xét vài đột phá làm thay đổi cuộc sống từng xuất hiện trong khoa học viễn tưởng: điện thoại di động (dựa trên các phương tiện liên lạc của sĩ quan trong Star Trek), thẻ tín dụng (một đặc trưng của xã hội tương lai trong một cuốn tiểu thuyết ở thế kỷ 19 của Edward Bellamy), robot (được hình thành ở một trong những vở kịch vào đầu thế kỷ 20 của Karel Capek), những chiếc xe tự lái (do Isaac Asimov dự đoán), tai nghe (một phát minh hư cấu của Ray Bradbury) và sức mạnh nguyên tử (HG Wells tưởng tượng ra vào năm 1914).

Lowe’s, một công ty tại Mỹ từng dùng khoa học viễn tưởng để hình dung tương lai mới cho việc kinh doanh bằng augmented reality (công nghệ tương tác thực tế), robotics (công nghệ robot), và các công nghệ khác.

Đó là vào năm 2012, trước khi Oculus Rift hay Pokémon Go xuất hiện. Công ty cung cấp dữ liệu khách hàng và công nghệ cho một nhóm nhà văn khoa học viễn tưởng và yêu cầu họ tưởng tượng tương lai của Lowe’s trong vòng 5 đến 10 năm tới. Sau đó, công ty thu thập lại ý tưởng, ghi ra điểm chung và điểm riêng. 

Kết quả, Lowe’s trở thành nhà bán lẻ đầu tiên triển khai mô hình robot tự động toàn bộ dành cho dịch vụ khách hàng và kiểm kê hàng hóa, tạo ra một số dịch vụ in 3-D đầu tiên. Họ cũng tạo ra exosuit (lớp áo robot bên ngoài) cho nhân viên dỡ và chuyển hàng hóa từ xe tải vào cửa hàng, và cho ra đời chiếc điện thoại áp dụng công nghệ tương tác thực tế đầu tiên do kế hoạch cải tiến.

Lowe’s không chỉ thành công về mặt tài chính, nhờ khả năng chụp ảnh 3-D làm tăng doanh số bán hàng trực tuyến lên 50%, mà còn đứng đầu về việc cải tiến kinh doanh bán lẻ trong bảng xếp hạng các công ty được yêu thích nhất của Fortune. Họ cũng đứng đầu về công nghệ tương tác thực tế trong danh sách các công ty sáng tạo nhất của Fast vào năm 2018.

Tìm các điểm tương đồng

Werner Heisenberg, nhà vật lý học đạt giải Nobel, nghiệm ra bản chất tự nhiên của năng lượng trong một tối đi bộ ở Copenhagen. Con đường rất tối, chỉ thỉnh thoảng có những vòng ánh sáng chiếu từ đèn đường. Ông thấy một người đàn ông xuất hiện trong vùng ánh sáng dưới một ngọn đèn và sau đó biến mất trong màn đêm, rồi lại xuất hiện ở chỗ sáng tiếp theo. 

Đột nhiên, ông nảy ra suy nghĩ: nếu một người đàn ông, với trọng lượng lớn như vậy, dường như có thể biến mất và xuất hiện trở lại, thì liệu một nguyên tử, gần như không có trọng lượng nào, có thể biến mất giống như vậy cho đến khi nó tương tác với thứ gì khác? 

Theo nhà vật lý học Carlo Rovelli, sự thấu đáo về cách các gói năng lượng tương tác với nhau – sau này trở thành "nguyên lý bất định" nổi tiếng của Heisenberg – tạo ấn tượng với anh vì ông áp dụng một phép loại suy, so sánh người đàn ông đi giữa các cột đèn với một nguyên tử.

Sự tương đồng cũng mang lại những đột phá trong kinh doanh. Charlie Merrill cách mạng hóa ngành môi giới bằng cách áp dụng sự tương đồng như siêu thị, cho phép người mua lựa chọn giữa một loạt các sản phẩm và thương hiệu. Circuit City, áp dụng phương thức bán hàng siêu thị vào bán lẻ điện tử trong những năm 1970, làm thay đổi ngành công nghiệp xe hơi bằng cách áp dụng logic tương tự cho việc kinh doanh bán xe đã qua sử dụng, tạo nên CarMax. Dù Circuit City đã phá sản nhưng CarMax hiện là nhà bán lẻ ôtô lớn nhất thế giới.

Sự tương đồng từ những lĩnh vực khác nhau đôi khi có thể giúp chúng ta tạo ra những bước nhảy vọt. Sự phát triển nhanh chóng của Uber và Airbnb, chẳng hạn, dẫn đến sự xuất hiện của mô hình kinh doanh "kinh tế chia sẻ" tương tự trong nhiều lĩnh vực khác. 

Tiếp cận nguyên lý đầu tiên

Một góc bên trong nơi nghiên cứu của Regeneron Pharmaceuticals. Ảnh: Regeneron Pharmaceuticals

Một góc bên trong nơi nghiên cứu của Regeneron Pharmaceuticals. Ảnh: Regeneron Pharmaceuticals

Regeneron Pharmaceuticals nổi tiếng về việc phát triển các phương pháp điều trị mới với chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Cốt lõi của quá trình đổi mới là cách tiếp cận "các nguyên tắc đầu tiên", đặt nghi vấn về hiện trạng bằng cách xem xét lại các nguyên tắc cơ bản về một cái gì đó và sau đó tái tạo lại từ đầu.

George Yancopoulos, Chủ tịch kiêm Giám đốc khoa học của Regeneron, cho biết "Chúng tôi thách thức mọi thứ - mọi khái niệm, mọi nguyên lý khoa học." Chẳng hạn, công ty này nghi vấn đối với mô hình cơ bản về thử nghiệm các phương pháp điều trị mới – thử nghiệm trên chuột trước và sau đó mới ở người, điều này thường mang lại tỷ lệ thất bại cao vì chuột và người quá khác nhau.

Yancopoulos và nhóm của ông tìm ra cách tái tạo quá trình bằng cách nuôi dưỡng con chuột được cấy gen của người nhằm mô phỏng chính xác hơn các phản ứng của con người. Con chuột được biến đổi giúp Regeneron phát triển các loại thuốc mới với chi phí ít hơn 20% mức chi phí trung bình 4,3 tỷ USD cho việc phát triển các liệu pháp mới.

Tên lửa tái sử dụng SpaceX ra đời cũng do cách thức tiếp cận các nguyên lý đầu tiên. Elon Musk đọc các nguyên tắc cơ bản của động lực đẩy, khí động học, nhiệt động học và tua bin khí, sau đó ông tháo các tên lửa theo nguyên tắc cơ bản của chúng trên chương trình máy tính.

Qua phân tích, nhóm của ông tìm ra cách phát triển tên lửa có thể tái sử dụng với giá cả phù hợp. Ngày nay SpaceX tiến hành hơn 60 chuyến bay thành công và 29 lần hạ cánh thành công, giúp cho NASA tiết kiệm được hàng trăm triệu USD. "Trong hầu hết các trường hợp, mọi người giải quyết vấn đề theo cách sao chép những gì người khác làm với những thay đổi nhỏ," Musk chia sẻ. "Tôi thực hiện dựa trên phương pháp phân tích vật lý theo các nguyên tắc đầu tiên. Trong đó, bạn đưa mọi thứ vào bản chất cơ bản nhất trong một lĩnh vực cụ thể và suy luận từ đó", ông giải thích.

'Tiến hóa' bằng vận dụng khả năng sẵn có

Những nhà cải tiến có thể khai thác sức mạnh của khả năng sẵn có bằng cách nào? Họ có thể bắt đầu bằng cách hỏi lý do chúng ta dùng cái gì đó cho mục đích này chứ không phải cho mục đích khác.

Ví dụ, sau khi bị mất chân trong một tai nạn lướt ván, Van Phillips nghiên cứu kỹ thuật y sinh để học cách tạo chân tay giả. Ông rất ngạc nhiên khi phát hiện việc tạo chân tay giả ít có thay đổi kể từ Thế chiến thứ II. Khi tìm hiểu nguyên nhân, ông nhận ra các nhà thiết kế tập trung vào tính thẩm mỹ, làm cho chân giả trông giống như chân thật.

Nhưng Phillips nghi vấn, tại sao nó lại phải trông giống chân thật? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như nó hoạt động như một cái chân thật hơn là chỉ trông giống chân thật? Vẽ lên ý tưởng từ nhảy sào, ván nhún ở bể bơi và chân của những con báo, ông tạo ra Flex-Foot, một bộ phận giả trông không giống chân thật nhưng mang lại cho người dùng khả năng tự do di chuyển xa hơn. Bằng cách xem xét lại mục đích của chân tay giả, Phillips đã cách mạng hóa lĩnh vực chân tay giả.

Kết luận

Bốn cách thức cải tiến này sẽ làm lung lay tư duy và giúp chúng ta vượt qua xu hướng tự nhiên gắn bó với những gì chúng ta biết đến – vượt qua được những thành kiến nhận thức. Chắc chắn còn có những kỹ thuật khác.

Bất kể bạn áp dụng khuôn khổ hay cách thức nào, mục tiêu vẫn là tập trung vào khả năng. Các nhà cải tiến rất thường bị sa lầy vào chi tiết các điều xảy ra trong hiện thực và giảm bớt các ý tưởng nhằm làm cho chúng có vẻ tốt hơn. Nhưng để đạt được tư duy 10x, chúng ta phải thoát khỏi phương pháp từ từ và đối mặt với nỗi sợ thất bại. Bạn cần phải ước mơ lớn.

Đây chính là thời điểm cho cuộc cách mạng về hành vi trong lĩnh vực cải tiến. Bằng cách coi trọng khoa học nhận thức, chúng ta có thể làm tốt hơn trong việc phá vỡ các hạn chế tầm nhìn. Tại sao điều đó lại quan trọng? Vì không có tương lai khách quan nào sẵn có ngoài kia để chúng ta đi đến vào một ngày nào đó. Chỉ có tương lai do chúng ta tạo ra.

 Phiên An (theo Harvard Business Review)

Tin tức khác

Zalo